Khi trái táo bị cắn dở - sự ngọt ngào của hôn nhân vì thế sẽ lên men - thứ men có thể bào mòn mọi nổ lực níu kéo. Nhưng Hạnh phúc không phải là lời nói, hay câu chữ, mà là ở sự nhạy cảm của cả người trong cuộc lẫn luật sư khi đối diện trước sự đổ vỡ của một cuộc hôn nhân - trước tòa
LY HÔN - điều không ai nghĩ đến khi kết hôn, khi ly rượu giao bôi được đôi uyên ương đan chéo tay, là lúc từ điển bỗng chứa toàn những lời yêu thương có cánh, đặt ly rượu xuống, bước vào cánh cửa hôn nhân, thì đôi lúc, đến một thời điểm nào đó, trong một hoàn cảnh nào đó, vì sự vô tình nào đó, người ta lại đối diện với sự chia xa - thay vì bắt đầu.
Nhiều bản án ly hôn khiến tôi không khỏi rùng mình đối diện với nổi đau, khi nhìn người phụ nữ gầy nhòm đã từng banh da xẻ thịt đẻ cho chồng đến cả 8 người con, rồi trước toà, người phụ nữ ấy chỉ toàn nước mắt, co rúm người trên bàn khai, có lẽ, cô tiếc cả thời thanh xuân của mình, để rồi hôm nay nhận lại cái kết không thể đắng cay hơn, khi mà nhấm ly rượu giao bôi, để rồi giờ đây, dư âm vị cay nồng ấy không thảng thốt thành lời. Còn với người chồng: "bao năm tôi chăm chỉ làm việc là vì ai? Vì cái gì?... "
Câu hỏi ấy thật khó ?!
Đó chỉ là một trong vài chục vụ ly hôn mà tôi chấp vấn pháp luật, mà khi chạm đến ngưỡng cửa hạnh phúc, thì đôi khi các quy định khô khan của pháp luật bỗng trở nên thừa thải.
Không thừa thải sao được, khi chia tài sản cho người chồng lên đến 8 phần, 2 phần còn lại như sự ban phát - là nỗi đắng chát lượm nhặt khi người vợ luôn chăm lo và sanh cho chồng hàng đống con cái, ẵm bồng chăm sóc. Không thừa thải sao được, khi người vợ tìm mọi lý lẽ ly hôn vì chồng mình mải miết công việc, bỏ mặc người vợ với sự lo toan cái ăn, cái mặt của cả gia đình... để rồi, sự cô đơn khiến người vợ đắm say bên tình nhân mới.
Nhưng với câu hỏi của thân chủ mình: "bao năm tôi chăm chỉ làm việc vì cái gì? vì ai...? Khiến tôi không khỏi trầm tư, và thật sự khó để có thể phân định sự ĐÚNG - SAI.
Án ly hôn, vì thế, theo tôi là loại án khó nhất với người làm pháp luật nhạy cảm - sự nhạy cảm là dấu chỉ cần thiết và đầu tiên của một luật sư dày dạng kinh nghiệm, bạn có thể uyên thâm về kiến thức, bạn có thể từng trải trong hàng trăm phiên toà, thậm chí là hàng ngàn phiên tòa, nhưng đối diện được trước sự nhạy cảm sẽ là chìa khoá để giải quyết vụ án.
Các nhà làm luật cũng vì thế, khó hài lòng về luật hay văn bản hướng dẫn dưới luật về Hôn nhân Gia đình. Tôi, một lần từng bị phía đối diện thân chủ mình “chỉnh” trong lần gặp hòa giải đầu tiên với lời lẽ rất thật: Anh có phải vợ chồng tôi đâu mà biết. Thoạt nghe qua, nếu không đủ nhạy cảm, có thể phật lòng, nhưng đó lại là câu nói thật mà tôi cũng không đủ khả năng để phản biện - bởi hôn nhân không dành cho người ngoài cuộc, vì thế, một quan điểm, hay một luận cứ, ngay lập tức, có thể sẽ ĐÚNG hoặc SAI.
Khi trái táo bị cắn dở - sự ngọt ngào của hôn nhân vì thế sẽ lên men - thứ men có thể bào mòn mọi nổ lực níu kéo. Nhưng Hạnh phúc không phải là lời nói, hay câu chữ, mà là ở sự nhạy cảm của cả người trong cuộc lẫn luật sư khi đối diện trước sự đổ vỡ của một cuộc hôn nhân - trước tòa.
THẮNG ở một phiên tòa, đôi khi KHÔNG hẳn làm ta vui!
[theo Chuyên gia Pháp lý Cao cấp TRẦN VĂN TUẤN]
☎ 0913.26.7777 - 034.823.7777
📧 Email: tuanlawyer2014@gmail.com